Cách để tính thể tích

Thể tích của một hình là giá trị cho biết hình đó chiếm bao nhiêu phần trong không gian ba chiều. Bạn cũng có thể tưởng tượng thể tích của một hình là lượng nước (hoặc không khí, hoặc cát, v.v.) mà hình đó có thể chứa khi được làm đầy bằng các vật thể trên.

Đơn vị phổ biến của thể tích bao gồm centimet khối (cm3), mét khối (m3), inch khối (in3), và feet khối (ft3). Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính thể tích của 6 hình khối ba chiều thường gặp trong các bài kiểm tra toán, bao gồm hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình chóp, hình nón và hình cầu.

1. Tính Thể tích Hình lập phương

 Vì tất cả các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau nên công thức tính thể tích hình lập phương cũng rất đơn giản. Đó là: V = s3 với V là thể tích, s là cạnh của hình lập phương.

  • Để tìm s3, bạn chỉ cần nhân s với chính nó 3 lần, tức là: s3 = s * s * s

2. Tính Thể tích Hình hộp chữ nhật

Công thức để tính thể tích hình hộp chữ nhật là: Thể tích = chiều dài (kí hiệu là: l) * chiều rộng (kí hiệu là: w) * chiều cao (kí hiệu là: h), hay V = lwh.

3. Tính Thể tích Hình trụ tròn

 Để tính thể tích hình trụ tròn, bạn cần biết chiều cao của hình đó và đường kính mặt đáy (hay khoảng cách từ tâm tới cạnh của hình tròn). Công thức để tính thể tích hình trụ tròn như sau: V = πr2h với V là Thể tích, r là bán kính của mặt đáy, h là chiều cao của hình trụ, và π là hằng số pi.

  • Trong một số câu hỏi hình học, câu trả lời có thể được đưa dưới dạng tỉ số của pi, nhưng trong phần lớn các trường hợp, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của pi là 3,14. Hãy hỏi giáo viên của bạn xem bạn nên dùng dạng nào.
  • Công thức để tính thể tích hình trụ tròn rất giống với công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: nhân chiều cao (h) với diện tích đáy. Đối với hình hộp chữ nhật, diện tích đáy là l * w, đối với hình trụ tròn, diện tích mặt đáy hình tròn bán kính r là πr2.

4. Tính Thể tích Hình chóp

 Công thức tính thể tích hình chóp đa giác đều là V=1/3bh, với b là thể tích mặt đáy (đa giác đáy) và h là chiều cao của hình chóp, cũng chính là khoảng cách từ đỉnh của hình chóp tới mặt đáy của nó).

  • Công thức tính thể tích hình chóp đều cũng tương tự như trên, trong đó hình chiếu của đỉnh đa giác xuống mặt đáy chính là tâm của mặt đáy, và với hình chóp xiên thì hình chiếu của đỉnh xuống mặt đáy không phải là tâm của đáy.

5. Tính Thể tích Hình nón

 V = 1/3πr2h là công thức tính thể tích một hình nón bất kỳ, trong đó r là bán kính mặt đáy, h là chiều cao của hình nón và π là hằng số pi, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của π là 3,14.

  • Trong công thức trên, πr2 chính là diện tích của mặt đáy. Từ đó ta có thể thấy rằng công thức tính thể tích hình nón chính là 1/3bh, cũng chính là công thức tính thể tích hình chóp mà ta đã xét ở trên.

6. Tính Thể tích Hình cầu

 Công thức tính thể tích hình cầu là V = 4/3πr3 (bằng chữ: “bốn lần pi chia 3 nhân với r mũ 3”) với r là bán kính của hình cầu, π là hằng số pi (3.14).
Trên đây là hướng dẫn cách để tính thể tích đơn giản. Chúc các bạn thành công trong con đường học tập của mình!
Author: Support

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *