Cách để bắt đầu lập trình Python

Bạn muốn học lập trình? Quá trình làm quen với công việc lập trình có thể khiến bạn nản chí và nghĩ rằng mình cần phải đi học nghiêm túc thì mới làm được. Với một số ngôn ngữ, điều này đôi khi đúng. Nhưng cũng có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mà chỉ cần từ một đến hai ngày là bạn đã nắm được những kiến thức căn bản của chúng. Python là một trong những ngôn ngữ như vậy. Chỉ với vài phút, bạn đã có thể chạy một chương trình Python căn bản. Hãy đọc bước 1 dưới đây để biết cách làm.

Cài đặt Python (cho hệ điều hành Windows)

 Trình thông dịch Windows Python có thể được cài đặt miễn phí từ website của Python. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tải phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn.

  • Bạn nên tải phiên bản mới nhất hiện có, ở thời điểm bài viết này được viết, nó là phiên bản 3.4.
  • Python có sẵn trong OS X và Linux. Bạn không cần cài đặt bất kỳ phần mềm liên quan đến Python nào khác nữa. Tuy nhiên, có lẽ bạn nên cài đặt một chương trình soạn thảo văn bản.
  • Hầu hết các bản phân phối Linux và phiên bản OS X vẫn còn sử dụng Python 2.X. Có một số khác biệt nhỏ giữa phiên bản 2 và phiên bản 3, đáng chú ý nhất là thay đổi ở cấu trúc “print” (in). Nếu muốn cài đặt phiên bản mới hơn của Python cho OS X hoặc Linux, bạn có thể tải tập tin từ website của Python.

 Hầu hết người dùng đều có thể cài đặt trình thông dịch mà không cần thay đổi bất kỳ thiết lập nào. Bạn có thể hợp nhất Python vào ứng dụng thông dịch dòng lệnh có sẵn trong Windows (Command Prompt) bằng cách bật lựa chọn cuối cùng trong danh sách mô-đun sẵn có.

 Dù có thể viết chương trình Python với Notepad hay TextEdit, bạn sẽ dễ đọc và viết mã hơn nhiều khi sử dụng một chương trình soạn thảo văn bản chuyên biệt. Có rất nhiều chương trình soạn thảo miễn phí để bạn lựa chọn, chẳng hạn Notepad++ (Windows), TextWrangler (Mac) hay Jedit (cho bất kỳ hệ điều hành nào).

 Mở Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Trình giả lập – Mac/Linux) và đánh python. Python sẽ tải và hiển thị số phiên bản. Bạn sẽ được chuyển đến ứng dụng thông dịch dòng lệnh của trình phiên dịch Python, được thể hiện dưới dạng: >>>.

  • Đánh print("Chào Thế giới!") và nhấn phím  Enter (Đi). Đoạn văn bản Chào Thế giới! sẽ được hiển thị ngay dưới dòng lệnh Python.

Học những khái niệm căn bản

 Python là một ngôn ngữ được thông dịch, nghĩa là bạn có thể chạy chương trình ngay khi thực hiện thay đổi trong tập tin. Nhờ đó, các chương trình lặp, chỉnh sửa và giải quyết vấn đề chạy nhanh hơn rất nhiều so với những ngôn ngữ khác.

  • Python là một trong những ngôn ngữ dễ học nhất và bạn có thể chạy một chương trình đơn giản chỉ trong vài phút.

 Bạn có thể dùng trình thông dịch để kiểm tra mã ngay mà không cần phải thêm nó vào chương trình rồi mới chạy thử được. Nó rất tuyệt trong việc tìm hiểu cách thức hoạt động của một lệnh nào đó hay viết một chương trình nháp.

 Python là ngôn ngữ hướng đối tượng, nghĩa là mọi thứ trong chương trình được xem là một đối tượng. Đồng thời, bạn không cần làm rõ biến khi bắt đầu chương trình (mà có thể làm điều đó bất kỳ lúc nào) và bạn cũng không cần định rõ loại biến (số nguyên, chuỗi ký tự, v.v.).

Sử dụng trình thông dịch như một máy tính

Thực hiện một vài hàm tính toán đơn giản sẽ giúp bạn làm quen với cú pháp của Python và cách mà số và chuỗi ký tự được xử lý.

 Mở Command Prompt hoặc Terminal của bạn. Đánh dòng python tại dấu nhắc và nhấn phím  Enter. Trình thông dịch Python sẽ được tải và chuyển bạn đến ứng dụng thông dịch dòng lệnh của Python (>>>).

  • Nếu chưa kết hợp Python với ứng dụng thông dịch dòng lệnh sẵn có, bạn sẽ phải tìm đến thư mục Python để chạy trình thông dịch.

 Bạn có thể sử dụng Python để làm điều đó một cách dễ dàng. Hãy tham khảo một số ví dụ trong hộp dưới đây về cách sử dụng hàm tính toán. Lưu ý: trong mã Python, # được dùng để chỉ những đoạn theo sau nó là diễn giải và do đó, sẽ không được đưa vào trình thông dịch.

>>> 3 + 7
10
>>> 100 - 10*3
70
>>> (100 - 10*3) / 2   # Phép chia luôn trả về chuẩn dấu phẩy động (số thập phân)
35.0
>>> (100 - 10*3) // 2   # Phép chia lấy số nguyên (hai gạch chéo) sẽ loại bỏ mọi phần thập phân trong kết quả.
35
>>> 23 % 4   # Lệnh này tính phần dư của phép chia
3
>>> 17.53 * 2.67 / 4.1
11.41587804878049

 

 Bạn có thể sử dụng toán tử ** để biểu thị phép lũy thừa. Python có thể tính toán số có giá trị lớn một cách nhanh chóng. Hãy tham khảo ví dụ trong hộp dưới đây.

 Bạn có thể gán biến trong Python để thực hiện tính toán đại số đơn giản. Đây có thể được xem là lời giới thiệu khá tốt về cách gán biến trong chương trình Python. Biến được gán thông qua dấu =. Để hiểu rõ hơn, xem ví dụ trong hộp dưới đây.

>>> a = 5
>>> b = 4
>>> a * b
20
>>> 20 * a // b
25
>>> b ** 2
16
>>> rộng = 10   # Biến có thể là chuỗi ký tự bất kỳ
>>> cao = 5
>>> rộng * cao
50

 Một khi đã dùng xong, bạn có thể đóng trình thông dịch và trở lại với ứng dụng thông dịch dòng lệnh bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z (Windows) hoặc Ctrl+D (Linux/Mac) và rồi nhấn  Enter. Bạn cũng có thể đánh lệnh quit() và nhấn  Enter.

Tạo chương trình đầu tiên

 Bạn có thể nhanh chóng tạo chương trình thử nghiệm nhằm làm quen với những điểm cơ bản của tạo và lưu chương trình cũng như chạy chúng thông qua trình thông dịch. Nó cũng sẽ giúp bạn kiểm tra liệu trình thông dịch đã được cài đặt đúng hay chưa.

 “Print” là một hàm cơ bản trong Python, được dùng để hiển thị thông tin ở thiết bị đầu cuối trong một chương trình. Lưu ý: “print” là một trong những thay đổi lớn nhất từ khi chuyển từ Python 2 lên Python 3. Ở Python 2, bạn chỉ cần đánh “print” trước nội dung muốn hiển thị. Ở Python 3, “print” đã trở thành hàm. Do đó, bạn sẽ phải đánh “print()”, với nội dung muốn hiển thị nằm trong dấu ngoặc.

 Một trong những cách thử ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là cho hiển thị câu “Chào Thế giới!”. Để câu này trong lệnh “print()”, bao gồm cả dấu ngoặc kép:

print("Chào Thế giới!")
  • Không giống nhiều ngôn ngữ khác, bạn không cần dùng dấu ; để kết thúc lệnh. Bạn cũng không cần dấu ngoặc móc ({}) để khóa một khối lệnh. Thay vào đó, chỉ cần lùi dòng vào trong là đã đủ để cho thấy nội dung có trong khối lệnh là gì.

 Nhấp chuột vào thực đơn File (Tập tin) trong trình soạn thảo của bạn và chọn Save As (Lưu Dưới dạng). Ở thực đơn được thả xuống bên dưới hộp tên, chọn loại tập tin Python. Nếu sử dụng Notepad (không khuyến khích), hãy chọn “All Files” (Mọi Tập tin) và rồi thêm đuôi “.py” vào tên tập tin.

  • Hãy chắc là bạn đã lưu tập tin ở vị trí dễ truy cập bởi bạn sẽ phải tìm nó trong ứng dụng thông dịch dòng lệnh.
  • Trong ví dụ này, tập tin được lưu với tên gọi “hello.py”.

 Mở Command Prompt hay Terminal và tìm đến vị trí mà bạn đã lưu tập tin. Một khi đến được đó, chạy tập tin bằng cách đánh hello.py rồi nhấn phím  Enter. Bạn sẽ thấy dòng chữ Chào Thế giới! được hiển thị ngay dưới con trỏ nhắc.

  • Tùy vào việc Python đã được cài đặt ra sao và phiên bản của nó là gì, có thể bạn sẽ phải đánh python hello.py hoặc python3 hello.py để chạy chương trình.

 Một trong những điều tuyệt vời nhất về Python là bạn có thể thử chương trình mới ngay lập tức. Mở ứng dụng thông dịch dòng lệnh và trình soạn thảo cùng một lúc là thói quen tốt nên làm. Khi lưu thay đổi trên trình soạn thảo, bạn có thể chạy chương trình ngay lập tức từ câu lệnh. Nhờ đó, kiểm tra những thay đổi vừa được thực hiện một cách nhanh chóng.

Xây dựng chương trình nâng cao

Cấu trúc điều khiển luồng cho phép bạn điều khiển những gì chương trình thực hiện dựa trên những điều kiện nhất định. Những cấu trúc này là phần tinh túy nhất của Python, cho phép bạn tạo chương trình thực hiện những thao tác khác nhau dựa trên thông tin đầu vào và điều kiện được cho. While là điểm khởi đầu tốt để làm quen với chúng. Trong ví dụ dưới đây, bạn có thể dùng cấu trúc while để tính chuỗi Fibonacci đến 100:

# Mỗi số trong chuỗi Fibonacci là 
# tổng hai số đứng trước nó 
a, b = 0, 1
while b < 100:
	print(b, end=' ')
	a, b = b, a+b
  • Chuỗi sẽ chạy chừng nào (while) b nhỏ hơn (<) 100.
  • Kết quả thu được sẽ là 1 1 2 3 5 8 13 21 34 55 89
  • Lệnh end=' ' cho hiển thị kết quả trên cùng một dòng thay vì để các giá trị ở từng dòng riêng lẻ.
  • Trong chương trình này có một số điểm giữ vai trò then chốt trong việc tạo chương trình phức tạp trên Python mà bạn cần lưu ý như sau:
    • Đánh dấu sự thụt vào của dòng. Dấu : thể hiện rằng những dòng sau đó sẽ được lùi vào và là một phần của khối lệnh. Trong ví dụ ở trên, print(b) và a, b = b, a+b là các phần của khối while. Lùi vào một cách phù hợp vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động của chương trình.
    • Có thể định nghĩa nhiều biến trên cùng một dòng. Trong ví dụ trên, a và b đều được định nghĩa ở dòng đầu tiên.
    • Nếu nhập thẳng chương trình này vào trình thông dịch, bạn phải thêm dòng trắng vào cuối chương trình để trình thông dịch biết rằng chương trình đã kết thúc tại đó.

 Bạn có thể định nghĩa hàm để sử dụng về sau trong chương trình của mình. Điều này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp bạn cần dùng nhiều hàm trong những giới hạn của một chương trình lớn hơn. Trong ví dụ dưới đây, bạn có thể tạo hàm để gọi chuỗi Fibonacci tương tự ở phần trên:[4] 

def fib(n):
	a, b = 0, 1
	while a < n:
		print(a, end=' ')
		a, b = b, a+b
	print()

# Ở phần sau của chương trình, bạn có thể sử dụng hàm Fibonacci  
# cho giá trị xác định bất kỳ
fib(1000)
  • Nó sẽ trả về 0 1 1 2 3 5 8 13 21 34 55 89 144 233 377 610 987

 Cấu trúc kiểm soát luồng cho phép bạn đặt điều kiện cụ thể để thay đổi cách thức hoạt động của chương trình. Điều này đặc biệt quan trọng khi phải xử lý dữ liệu được đưa vào từ người sử dụng. Ví dụ dưới đây sẽ dùng if (nếu), elif (else if) (hoặc nếu), và else (khác) để tạo một chương trình đánh giá tuổi người dùng đơn giản.[5] 

tuổi = int(input("Nhập tên của bạn: "))

if tuổi <= 12:
	print("Là con nít thật tuyệt!")
elif tuổi in range(13, 20):
	print("Bạn là thanh thiếu niên!")
else:
	print("Đến lúc trưởng thành rồi")

# Nếu bất kỳ điều kiện nào ở trên là đúng
# thông điệp  tương ứng sẽ được hiển thị.
# Nếu không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào, thông điệp "else" (khác)
# sẽ được hiển thị.
  • Chương trình này cũng giới thiệu một vài cấu trúc rất quan trọng, vô giá cho nhiều ứng dụng khác nhau:
    • input() – Lệnh này yêu cầu người dùng nhập dữ liệu từ bàn phím. Người dùng sẽ nhìn thấy thông điệp được viết trong dấu ngoặc đơn. Trong ví dụ này, input() được bọc bởi hàm int() – nghĩa làm mọi dữ liệu được đưa vào đều sẽ được xem là một số nguyên.
    • range() – Hàm này có thể được dùng bằng nhiều cách khác nhau. Trong chương trình này, nó kiểm tra liệu con số được đưa vào có nằm trong khoảng từ 13 đến 20 hay không. Giới hạn trên và giới hạn dưới của khoảng sẽ không được xem xét trong tính toán.

 Ở ví dụ trước, ta dùng “nhỏ hơn hoặc bằng” (<=) để xác định liệu tuổi được đưa vào có thỏa mãn điều kiện hay không. Bạn có thể sử dụng những biểu thức tương tự như trong toán học, nhưng đánh khác đi đôi chút:

Biểu thức Điều kiện.
Ý nghĩa Kí hiệu Kí hiệu Python
Nhỏ hơn < <
Lớn hơn > >
Nhỏ hơn hoặc bằng <=
Lớn hơn hoặc bằng >=
Bằng = ==
Không bằng !=

5. Tiếp tục học. Đây chỉ là những điểm cơ bản về Python. Dù là một trong những ngôn ngữ đơn giản nhất, nếu bạn muốn nghiên cứu kỹ hơn, Python vẫn rất có chiều sâu. Cách tốt nhất để học tiếp là không ngừng xây dựng chương trình! Nhớ rằng bạn có thể nhanh chóng viết chương trình bất kỳ thẳng vào trình thông dịch và kiểm tra những thay đổi vừa được thực hiện chỉ đơn giản bằng cách chạy lại chương trình từ dòng lệnh.

  • Có rất nhiều sách hay viết về cách lập trình Python, bao gồm “Python for Beginners” (Python cho Người mới bắt đầu), “Python Cookbook” (Sổ tay hướng dẫn Python) và “Python Programming: An Introduction to Computer Science” (Lập trình Python: Giới thiệu về Khoa học Máy tính).
  • Nguồn tài nguyên trên mạng rất đa dạng, nhưng nhiều trong số đó vẫn hướng đến Python 2.X. Có thể bạn sẽ phải điều chỉnh đôi chút mọi ví dụ mà chúng cung cấp.
  • Nhiều trường địa phương có mở lớp dạy về Python. Python thường được dạy ở các lớp giới thiệu bởi nó là một trong những ngôn ngữ dễ học nhất.

Python là một trong những ngôn ngữ máy tính đơn giản hơn. Dù vậy, để học được, bạn vẫn phải dành cho nó nỗ lực nhất định. Có hiểu biết về đại số căn bản cũng sẽ hữu ích bởi Python tập trung nhiều vào toán. Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình Python này nhé!

Author: Support

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *